Trước đây, quá trình niêm cất, mở niên dài hạn, chuẩn bị phần thông tin cho xe tăng, xe thiết giáp, những người lính thợ sẽ cắm điện, sấy đài, nguồn, máy nói, nhưng không thể sấy được mũ công tác và một số thiết bị điện khác. Đặc biệt, trong điều kiện trời mưa, thời tiết nồm ẩm, mũ công tác rất dễ bị mốc, làm việc kém hiệu quả, có thể dẫn tới hư hỏng.
Suy nghĩ cần có một giải pháp hữu ích để sấy mũ công tác và một số thiết bị điện trên xe tăng, xe thiết giáp, hạn chế hư hỏng do độ ẩm cao gây ra, giúp các thiết bị điện trên xe hoạt động tốt hơn và kéo dài tuổi thọ, Thượng tá Phùng Xuân Hậu, Chủ nhiệm Kho K5 (Cục Kỹ thuật Quân khu 2) và cộng sự đã nghiên cứu, cho ra đời sáng kiến “Thiết bị sấy mũ công tác và các thiết bị điện trên xe tăng, xe thiết giáp”. Quá trình thử nghiệm thiết bị có thể sấy mũ công tác ở nhiều chế độ khác nhau. Điểm nổi bật của sáng kiến là thiết bị có hệ thống đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm trực quan, có thể điều chỉnh ở nhiều chế độ, cho phép người dùng theo dõi quá trình sấy, cũng như cài đặt nhiệt độ đóng, ngắt tự động.
Giới thiệu nguyên lý của sáng kiến, Thượng tá Phùng Xuân Hậu mô tả: Sáng kiến sử dụng nguyên lý sấy nóng và đối lưu tự nhiên, làm giảm độ ẩm mũ công tác và các thiết bị điện trên xe. Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm hiển thị trên màn hình điện tử cho phép điều chỉnh và đóng ngắt bằng tay hoặc tự động, với cấu tạo: Khung, vỏ của thiết bị có lớp ngoài bằng gỗ để cách điện, lớp trong cách nhiệt, chống cháy. Khung được lắp bánh xe giúp cho việc di chuyển dễ dàng. Bộ phận sấy nóng sử dụng các kim loại truyền nhiệt cao, có cảm biến nhiệt độ, độ ẩm hiển thị trên màn hình điện tử, cho phép điều chỉnh và đóng ngắt bằng tay hoặc tự động. Bộ phận giá treo mũ và các thiết bị điện được bố trí thông minh, tối ưu hóa không gian, cũng như luồng khí nóng, bảo đảm tiết kiệm điện năng trong quá trình khai thác, sử dụng.
“Thiết bị sấy mũ công tác và các thiết bị điện trên xe tăng, xe thiết giáp” có cấu tạo khá đơn giản, dễ chế tạo, làm việc ổn định, độ tin cậy cao, ít hỏng hóc, trọng lượng nhẹ, khả năng cơ động trong mọi điều kiện địa hình, sử dụng với công năng đa dạng. Giải pháp có thể áp dụng rộng rãi ở các đơn vị trong toàn quân.
Chiều 22/10, tại Hà Nội, Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức phiên họp Hội đồng xét duyệt, nâng ngạch và bãi miễn chức danh sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ (CM-KT-NV) năm 2025.
Nhận lời mời của Giám đốc Học viện Lục quân, chiều ngày 11/10/2024, tại Học viện Lục quân, Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp đã có buổi giới thiệu chuyên đề “Sử dụng Tăng thiết giáp trong chiến tranh hiện đại và những vấn đề đặt ra đối với lực lượng Tăng thiết giáp hiện nay”.
Chiều 15/5, Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức phiên họp Hội đồng xét duyệt nâng ngạch, bãi miễn chức danh sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ năm 2024.
Sáng 19.4, tại Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, Hội đồng Khoa học Bộ Quốc phòng đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nghệ thuật sử dụng Tăng thiết giáp tác chiến tiến công chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”.
Sáng 2/11, tại Vĩnh Phúc, Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Chất lượng đào tạo của Nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”.
Sáng 26/10, tại Hà Nội, Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở Đề tài Nghệ thuật Quân sự cấp Bộ Quốc phòng “Nghiên cứu nghệ thuật sử dụng Tăng thiết giáp tác chiến tiến công chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” do đồng chí Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh - Tư lệnh Binh chủng làm chủ nhiệm đề tài.
Chiều 1-6, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội nghị khảo sát thực tiễn biên soạn chuyên đề “Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh và những vấn đề đặt ra hiện nay”.